Ngày 12 Tháng 8
Thánh Giacôbê ĐỖ MAI NĂM
Linh mục
(1781 - 1838)


Như Chuyện B́nh Thường

Nghe tin quan tuần phủ đến làng, cha Đỗ mai Năm thắt lưng, xắn quần định trà trộn vào đám dân chúng đi làm cơm cho quan ăn. Nhưng chưa kịp ra khỏi nhà th́ quân lính đến. Khi thấy ông cụ trắng trẻo, râu dài, họ chặn lại hỏi: “Ông là ai?”. Cha Năm vui vẻ trả lời: “Tôi là người nhà này”. Ngay lúc ấy hai người tên Tỷ và Xuân được quan thuê đi dọ thám nơi ở của các đạo trưởng, trước đă giả xin làm việc trong nhà ông Lư Mỹ, liền đến chỉ vào cha và kêu lên: “Đúng đạo trưởng ở nhà này đây”. Vẫn cung giọng điềm tĩnh như mọi khi, cha Năm khẳng khái trả lời: “Phải chính tôi đây”.

Thế là cha bị bắt. Bị bắt một cách b́nh thản như cuộc đời cha vốn b́nh thản. Hay có thể nói, cha bị bắt một cách vui vẻ, tự nhiên như một công việc vẫn xẩy ra thường ngày trong đời sống của cha vậy.

B́nh Dân và Nhân Ái

Giacôbê Đỗ Mai Năm, tên trong sổ là Mai Ngũ, sinh năm 1781, tại làng Đông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cậu Ngũ vào nhà Đức Chúa Trời từ nhỏ, sau đó học tiếng Latinh ở chủng viện Vĩnh Trị, khi thành thầy giảng th́ ở lại chủng viện luôn. Thầy Năm hiền ḥa vui vẻ, nên trẻ em rất mến và thích thầy. Sau đó ít năm, thầy được đi học thêm thần học và thụ phong linh mục năm 32 tuổi. Cha Năm đi giúp các xứ đạo đây đó, sau lại về giúp nhà trường Vĩnh Trị khoảng năm 1830.

Từ khi vua Minh Mạng cấm đạo toàn quốc, chủng viện bị giải tán, cha Năm phải đi ẩn trốn ở nhà các tín hữu. Cha ở nhà ông trùm Tốn ba năm, họ Kẻ Nguồi, lần khác tại nhà ông trùm Đích làng Vĩnh Trị. Trong thời gian ẩn trú như thế, cha Năm đă sống rất ḥa ḿnh vui vẻ với mọi người. Cha hay kể chuyện cho trẻ em hoặc cùng với các chủng sinh giúp nhổ cỏ ruộng cho chủ nhà, cha làm các việc nhỏ mọn chẳng phiền hà bao giờ. Đặc biệt cha yêu thương săn sóc những người nghèo. Tất cả những ǵ nhận được, cha thường dành dụm cho họ.

Có người báo cáo làng Vĩnh Trị chứa chấp đạo trưởng. Quan cho lính đến vây làng, bắt được cha Năm cùng ông trùm Đích, và con rể ông là ông Lư Mỹ. Cha bị tống giam vào ngục Nam Định.

Gan Vàng Da Sắt

Trước mặt quan, khi được khuyên nhủ bỏ đạo cha Năm khẳng khái thưa:

“Tôi là đạo trưởng làm sao dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng tôi thờ được. Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng, thà chết không bỏ đạo, th́ tôi phải giữ lời tôi đă khuyên dạy kẻ khác chứ. Nếu đạo trưởng mà không dám chịu chết v́ đạo, th́ c̣n ai chịu chết v́ đạo nữa”.

Sau nhiều lần khuyên dụ, biết không làm cha đổi ư được, các quan không tra khảo ǵ thêm nữa, để cha được dễ dàng đi lại, gặp gỡ các bạn tù, nhờ đó cha an ủi, khuyến khích được nhiều người trong tù, ban phát bí tích cho họ. Nhất là động viên ông trùm Đích bị bắt cùng với cha, ông đă luống tuổi và rất sợ hăi khổ h́nh, cha nói: “Nhờ ơn Chúa giúp sức, th́ các khổ h́nh đau đớn thế nào, chúng ta cũng chịu được”. Cha nhắc đến gương thánh Laurensô bị nung trên giường sắt, mà vẫn vững tin đến cùng. Án xử được châu phê. Ngày 12.8 cha Giacôbê Năm cùng với ông trùm Antôn Đích, ông Micae Lư Mỹ được phúc tử đạo tại pháp trường Bẩy Mẫu, Nam Định. Cha Giacôbê Năm khi đó được 57 tuổi, thi hành tác vụ linh mục được hai mươi lăm năm.

Như Ngọn Đèn Luôn Tỏa Sáng

Suốt cuộc đời, cha Năm luôn sống hiền ḥa, b́nh dị, thoải mái như cái tên Năm b́nh dị. Cuộc đời thầy giảng Năm đầy vui vẻ, và cuộc đời linh mục Năm hoàn toàn giản đơn. Sự đơn giản thoải mái đó, không do hoàn cảnh may mắn dễ dàng, không do điều kiện bên ngoài, nhưng do chính tâm hồn tràn đầy t́nh yêu Thiên Chúa của cha. Cuộc đời xuề x̣a vui vẻ của cha đă tỏa trên những người xung quanh cha, thứ ánh sáng tuyệt vời của Đức Kitô, Đấng cao cả là thế mà khi đến trần gian đă luôn sống hiền ḥa khiêm tốn, vui với trẻ thơ và sống với người cùng khổ.

Trong cái t́nh huống “dầu sôi lửa bỏng” lúc đó, chắc chắn lễ mừng ngân khánh linh mục của cha nếu có, cũng chỉ thật âm thầm lặng lẽ. Nhưng diễm phúc thay cho cha, v́ Thiên Chúa đă đưa người tôi tớ trung tín về nước Trời. Và khỏi phải nói, không một ngân khánh của ai trên trần gian có thể huy hoàng, long trọng để so sánh được với lễ ngân khánh của cha trên thiên quốc.

Thi hài ba vị tử đạo được đưa về an táng tại Vĩnh Trị, dân làng kéo chuông đốt đuốc đón rước cách long trọng. Sau được đưa về nhà chung ở Kẻ Sở.

Đức Thánh Cha Lêo XIII suy tôn Chân Phước cho cha Giacôbê Đỗ Mai Năm ngày 27.5.1900.


Ngày 12 Tháng 8
Thánh Antôn NGUYỄN ĐÍCH
Trùm họ
(1769 - 1838)


Gia Trưởng Một Gia Đ́nh Tử Đạo

Thánh Antôn Nguyễn Đích, một mẫu gương sáng ngời cho những người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái. Không kể Thánh Lư Mỹ, người con rể chí hiếu, đă cùng tử đạo một ngày. Gia đ́nh ông trùm Đích đă cống hiến hai vị tử đạo khác (hai vị này không có trong số 117): ông Lư Thi, con thứ hai, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức, và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua thập giá, bị đầy lên Cao Bằng và qua đời tại đó. Thánh nhân đă giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói, mà bằng chính mẫu gương chứng tá đức tin sống động của ḿnh.

Lư Lịch Thân Phụ Tôi

Muốn biết rơ lư lịch của Thánh Antôn Nguyễn Đích, không ǵ bằng nghe chính lời con gái ngài là cô Maria Mến (Miều), góa phụ của Thánh Micae Nguyễn huy Mỹ, cung khai trước ṭa điều tra phong chân phước:

“Bố tôi tên là Nguyễn Đích, quê ở Chi Long, huyện Nam Xương, tỉnh Nam Định. Ông bà nội tôi vốn có ḷng đạo đức, thấy xa nhà thờ có linh mục, th́ lấy làm tiếc, nên dọn đến làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị), rồi bố tôi lập gia đ́nh ở đó.

Hồi ấy bố tôi tên là Khiêm, khi sinh con đầu ḷng đặt tên là Hiếu, người ta gọi bố tôi là Hiếu, đến khi sinh người con thứ hai đặt tên là Đích, bố tôi lại mang tên là Đích và giữ tên đó măi.

Gia đ́nh chúng tôi làm nghề nông, rất cần cù, nhưng không v́ thế mà sao lăng việc đạo đức, trái lại, vẫn siêng năng xưng tội, rước lễ. Bố tôi luôn quan tâm đến đời sống đạo đức của mười người con và của những gia nhân giúp việc. Mỗi ngày, ông chỉ định một hay hai người coi nhà, c̣n những người khác đi lễ. Tôi thấy bố tôi làm tṛn các nghĩa vụ trong đạo. Ngài rất chăm sóc việc giáo dục con cái, mời thầy đồ đến nhà dạy chữ Nho cho con trai, từ chối gả con cái cho những thanh niên gia đ́nh giàu có mà không giữ đạo sốt sắng...”

Bốn vị tử đạo trong gia đ́nh, thật là kết quả hết sức lớn lao của nền giáo dục đạo đức đó.

Một Ḷng V́ Giáo Hội

Đặc biệt quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, ông trùm Đích rất yêu quư các giáo sĩ và chủng sinh, quảng đại tiếp đón và giúp đỡ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, nhiều chủng sinh ly trần, các bề trên quyết định phân tán các chú. Ông trùm Đích t́nh nguyện nhận một số, vừa nuôi dưỡng, vừa săn sóc chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn b́nh phục, không xá kể lao nhọc tốn phí.

Đức bác ái của ông c̣n tỏ ra qua ḷng thương người nghèo, và việc thường xuyên thăm viếng an ủi những người mắc bệnh phong cùi. Chính thế giá và nhân đức của ông, mà người ta gọi ông là “trùm”, mặc dù thực tế ông không giữ nhiệm vụ ấy.

Gặp thời cấm đạo ngặt nghèo, ông cho trú ẩn tại nhà và nuôi dưỡng trong hai năm một lớp của chủng viện. Đức cha Havard Du, giám mục địa phận, cũng đă trú ẩn tại nhà ông trong thời kỳ cấm đạo triều vua Minh Mạng.

Vị Gia Trưởng Đáng Kính

Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế, từ thuyết phục đến tra tấn, để bắt ông trùm Đích bỏ đạo: “Ông đă cao niên, các con đă trưởng thành, các cháu chắt đông đảo, có nhà cửa phong lưu, ông hăy quá khóa để vui hưởng tuổi già với đàn con cháu có hơn không?”. Ông Đích trả lời với giọng vững vàng: “Thưa quan, con cháu chi cũng mặc, tôi đă lo liệu cho chúng. Tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội th́ tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo”.

Quan truyền khiêng ông qua thánh giá, nhưng ông co hai chân lên, tức giận quan truyền đánh đ̣n ông. V́ phải mang gông xiềng, bị tra tấn, lại thấy ḿnh già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng. Nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ lời khuyên nhủ của cha Năm, nhờ sự khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm ḷng hy sinh cao cả của người con chí hiếu, Micae Lư Mỹ. Ông Lư Mỹ sau khi lănh phần ḿnh xong, ba lần chịu đ̣n thay cho nhạc phụ, ông trùm Đích chỉ phải chịu đ̣n một lần. Ngoài ra, ông trùm Đích được mang gông nhẹ hơn.

Ít phải chịu cực h́nh thân thể, ông gia tăng công nghiệp bề trong bằng việc bác ái và đạo đức. Thực phẩm, tiền bạc do gia đ́nh tiếp tế, ông chia sẻ cho các bạn tù ngoại giáo. Ông chuyên chú đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ sốt sắng ngay trong nhà giam.

Thấy không thể khuyến dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sớ tâu về kinh. Đây là nội dung tờ sớ luận tội:

“Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đă bị cấm. Đă không nộp đạo trưởng Mai Năm cho quan, lại c̣n chứa chấp, không nghe lời khuyến cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa, thật là người cố chấp, bất tuân luật nước. Chúng thần đă nhiều lần truyền buộc y quá khóa trước công đường, nhưng y trả lời: ‘Tôi giữ đạo từ nhỏ, tôi sẵn ḷng thà chết chẳng thà bỏ đạo’. Vậy xin luận trảm quyết để làm gương cho kẻ khác”.

Bản án được vua Minh Mạng châu phê chấp thuận. Ngày 12.8.1838, ông trùm Antôn Nguyễn Đích cùng với linh mục Giacôbê Mai Năm và người con rể Micae Nguyễn huy Mỹ bị điệu ra pháp trường Bẩy Mẫu, Nam Định. Sau khi hành quyết linh mục Mai Năm, lư h́nh chém đầu ông trùm Nguyễn Đích, rồi mới xử tử ông Lư Mỹ.

Thi hài ông Antôn Nguyễn Đích, 69 tuổi thọ, được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. Dân làng tổ chức lễ quy lăng rất trọng thể, rồi an táng trước nhà ông, nơi ông đă để lại bao gương sáng của một chức sắc và một gia trưởng đáng kính.

Cùng với linh mục Mai Năm và ông Lư Mỹ, ông trùm Antôn Nguyễn Đích, được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày 27.5.1900.


Ngày 12 Tháng 8
Thánh Micae NGUYỄN HUY MỸ
Lư trưởng
(1804 - 1838)


Người Con Chí Hiếu

“Gông đóng xiềng mang, dạ nguyện kinh
Những say v́ đạo hả v́ t́nh
Vai mang bốn diệp tai thêm ấm
Xống xếnh ba ṿng cổ lại thanh
Phép nước đành ḷng không oán thán
Nghĩa thày để dạ vẫn đinh ninh
Khiến sao nên vậy nào lo nghĩ
Phó mặc Hoàng Thiên sự tử sinh”

Qua những vần thơ của Thánh Micae Mỹ trên đây: Gông, xiềng, đ̣n đánh là những h́nh phạt dành cho phạm nhân, làm thân thể con người phải đau đớn, suy giảm sức khỏe thể xác, th́ đối với ngài, người tín hữu trung kiên “say v́ đạo” Chúa Kitô, gông xiềng đă trở nên hành trang quư báu vô cùng. Chính bản thân ông đă tự nguyện lănh đ̣n thay cho nhạc phụ tuổi già sức yếu (ông trùm Antôn Nguyễn Đích) để rồi trở nên người đồng hành làm chứng cho Đức Kitô, cùng lănh phần thưởng cành lá vạn tuế tử đạo, và cùng được tôn phong lên bậc hiển thánh. Ông Micae Lư Mỹ quả thực là người con chí hiếu, một môn đệ trung kiên, đă thực hiện trọn hảo lời Thầy Chí Thánh: “Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo” (Mt 16:24).

Tốt Đời Đẹp Đạo

Thân phụ nguyên quán ở Đại Đăng, tỉnh Ninh B́nh, đến lập nghiệp và kết hôn tại làng Kẻ Vĩnh, Nam Định. Cậu Micae Nguyễn huy Mỹ sinh năm 1804, mồ côi cha năm lên mười, rồi hai năm sau mồ côi mẹ. Được người tận tâm nuôi dưởng giáo dục, cậu tỏ ra rất thông minh và đạo đức: thông thạo chữ Hán và nghề thuốc, siêng năng đọc kinh sáng tối, tham dự và lănh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Cậu thường t́m nơi thanh vắng yên tĩnh trong vườn để đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện.

Năm 20 tuổi, anh Mỹ kết duyên với cô Maria Mến (Miều), con gái ông trùm Antôn Nguyễn Đích. Cuộc sống gia đ́nh đầm ấm hạnh phúc với tám người con đạo hạnh, khiến hết thảy dân làng đều mến phục kính nể. Họ đồng thanh thỉnh ông làm chánh tổng, nhưng ông từ chối. Sau cùng v́ vâng lời Đức cha Havard Du, để trợ giúp chủng viện và giúp đỡ giáo dân trong thời cấm đạo, ông nhận chức lư trưởng. Dù đời sống trong gia đ́nh và xă hội nhiều phức tạp, ông luôn sống xứng đáng là một gia trưởng đạo đức gương mẫu. Bà Lư Mỹ kể rằng:

“Gia đ́nh tôi sống trong ḥa thuận yêu thương. Ông Micae chuyên chăm đạo đức, dự lễ hằng ngày, nếu vợ con hay người giúp việc bận rộn không đi lễ được, ông buộc phải đọc kinh chung và nghe sách thiêng liêng để suy niệm. Ông xưng tội nhiều lần trong năm, mỗi lần ông kỹ lưỡng xét ḿnh hai ngày trước. Mùa chay, ông giữ chay các ngày thứ tư và thứ sáu. Ông không uống rượu, không đánh bạc hay to tiếng với ai bao giờ”.

Làm lư trưởng, ông Mỹ tỏ ra là người liêm khiết không nhận tiền hay quà hối lộ. Khi phân xử, ông rất công bằng chính trực, không thiên vị bên nào. Với những người vướng mắc tệ đoan xă hội, ông khuyên răn, sửa trị nghiêm minh. Lo cho gia đ́nh thế nào, ông Lư cũng chăm sóc làng xă như vậy: mỗi tối, ông thường đọc kinh chung với phu tuần trước khi thi hành công tác. Ông khuyên nhủ người không đạo, giúp đỡ người nghèo khổ, tạo điều kiện cho họ năng nhận các bí tích, tu thân sửa lỗi, để họ trở thành người giáo hữu tốt lành và người công dân lương thiện. Hàng tổng vẫn lấy làng Kẻ Vĩnh ra làm gương cho các làng khác.

Phép Nước Đành Ḷng Không Oán Thán

Như các làng khác ở miền Bắc trong những năm cấm đạo (1833) dưới triều vua Minh Mạng, v́ quan quân không ráo riết chấp hành, nên Kẻ Vĩnh được tạm yên trong mấy năm. Nhưng năm 1837, tuần phủ Hưng Yên bị cách chức, quan tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khải bị triệu về kinh quở trách nặng lời, nhà vua trao cho tổng đốc bốn mươi thánh giá, truyền phải triệt để áp dụng chiếu chỉ cấm đạo. Từ đó quan tổng đốc trở thành con người tàn bạo, người ta gọi ông là “hùm xám tỉnh Nam”. Hai địa phận Đàng Ngoài vào cuối triều Minh Mạng phải chịu những cơn băo táp dữ dội. Quan quân từng đội, từng đoàn đi khắp nơi, bao vây từng làng, khám xét từng nhà, chủng viện Kẻ Vĩnh hai lần phải giải tán chủng sinh sang các miền xung quanh.

Một lần, quan quân bao vây làng Kẻ Vĩnh đúng lúc Đức giám mục và một số linh mục đang trú ẩn tại đó. Ông Lư Mỹ can đảm và khôn khéo, đánh lạc hướng dẫn quan quân đi khám xét từng nhà, không bắt được vị nào. Ông thường nói với các giáo hữu: “Việc nhà vua cấm đạo ví như thử thách Thiên Chúa gởi đến ta phải kiên tâm trung thành với đạo”. Khi nghe tin tổng đốc bắt các lính Công giáo phải quá khóa, ông Lư v́ ở xa, nên gởi thư khuyên bốn người thuộc làng Kẻ Vĩnh: “Xin anh em giữ vững đức tin, mấy ngày nữa tôi sẽ đến với anh em”.

Ngày 2.7.1838, quan tổng đốc chỉ huy cuộc bao vây làng Kẻ Vĩnh, ông Lư Mỹ thưa với nhạc phụ: “Cha con ta đồng sinh tử với nhau, việc Chúa quan pḥng đă đến rồi, xin cha đừng sợ hăi chi”. Nói xong, ông ra đón quan tổng đốc tại đ́nh làng, quan truyền các giáo hữu và linh mục phải ra tŕnh diện, nếu không ông Lư trưởng phải làm tờ cam đoan. Ông viết: “Lư trưởng Nguyễn huy Mỹ làm tờ cam đoan: làng chúng tôi không có đạo trưởng, cùng các đồ quốc cấm, nếu khai gian tôi xin nộp mạng cả gia đ́nh tôi”. Tờ cam đoan chưa ráo mực th́ quân lính đă dẫn linh mục Giacôbê Mai Năm đến. Quan ngạc nhiên hỏi phải xử thế nào? Ông thưa: “Thưa quan lớn, quan thương th́ chúng tôi xin tạ ơn, bằng không tôi xin nộp đầu chịu tội”. Bấy giờ quan truyền lệnh đánh ông Lư bốn mươi roi, rồi đóng gông giải ra tỉnh cùng với linh mục Mai Năm và ông trùm Nguyễn Đích.

Gông Đóng Xiềng Mang Dạ Nguyện Kinh

Trên đường ra tỉnh Nam Định, một kỳ mục trong làng bàn luận với ông Lư xin nộp tiền chuộc để ông được về, ông Lư từ chối: “Xin cảm ơn ḷng tốt của dân làng, nên để tiền đó giúp vợ con tôi và mở tiệc mừng khi đưa thi hài tôi về”. Trong ba người bị bắt, v́ biết không thể dùng áp lực lay chuyển đức tin của cha Mai Năm, nên quan không thúc ép nhiều. Với ông trùm Đích đă 70 tuổi già sức yếu, th́ quan cũng nương tay. Riêng ông Lư Mỹ, đang tuổi cường tráng, lại nói năng lưu loát, nên quan dùng đủ cách phương thế khuyên dụ ông chối đạo:

“Anh c̣n trẻ trung, thông minh sắc sảo, dân chúng đều quư, sao anh lại dại khờ không bước qua thập giá?”

“Trước khi tôi sinh ra, đă có dân chúng. Vậy khi đó ai lănh đạo, nên tôi không v́ thế mà làm theo lời quan được”.

“Anh không thương người vợ hiền với đàn con sao?

“Thiên Chúa trao phó người vợ và con cái cho tôi chăm sóc khi tôi có thể, nay Ngài định cho tôi trong tay quan lớn, th́ tôi xin vâng ư Ngài, vợ con tôi cũng vui ḷng theo ư tôi hơn”.

Ông Lư c̣n dùng nhiều lư luận sắc bén đối chất với quan:

“Thưa quan lớn, tôi đă suy xét và tin nhận đạo Thiên Chúa là đạo thật, nên tôi không thể chối bỏ. Giả như có ai nói quan lớn đạp đầu Đức Vua đă ban chức trọng cho quan, ắt hẳn quan chẳng dám làm, th́ tôi đây lẽ nào cả gan đạp ảnh Chúa tôi thờ kính”.

Quan tổng đốc nổi giận truyền đánh đ̣n ông Lư nhiều lần, tính tổng cọng trong suốt thời gian bị giam giữ, ông Lư phải chịu đến năm trăm roi, kể cả ba lần chịu đ̣n thay cho nhạc phụ. Nh́n ông trùm Đích tuổi già sức yếu, ông Lư ngày đêm lo lắng, thiết tha cầu khẩn Thiên Chúa trợ giúp ban ơn cho nhạc phụ vững tin cho đến giờ phút cuối cùng. Ông Lư thường khuyến khích nhạc phụ: “Cha đă tuổi cao sức yếu, chẳng sống được bao lâu nữa, nếu không chết v́ đạo, th́ cũng chết v́ bệnh, nhưng nếu tử đạo, sẽ làm vinh danh Thiên Chúa và được hạnh phúc thiên đàng”. Cha đừng luyến tiếc sống thêm ít ngày, con đây c̣n khỏe mạnh, đời c̣n dài, vợ trẻ với đàn con thơ dại thật đáng yêu đáng quư, nhưng con tin Thiên Chúa sẽ lo liệu thật tốt đẹp cho chúng. Hơn nữa, khi cha con ta được lên thiên đàng, sẽ cầu bầu trước nhan Thiên Chúa th́ có ích hơn cho cả gia đ́nh ḍng tộc. Cha đừng lo về những h́nh khổ phải chịu, con sẽ chịu đ̣n thay cho cha hết thảy. Cha hăy can đảm làm chứng và sẵn ḷng chết v́ yêu mến Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă chết v́ chúng ta...”.

Quả thực, mỗi lần quan truyền đánh đ̣n ông trùm Đích, th́ ông Lư Mỹ đứng lên thưa: “Cha tôi đă già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đ̣n thay”. Quan lớn thấy ông có ḷng hiếu kính, nên chấp thuận đề nghị ấy. Ông Lư chịu đ̣n gấp hai lần nên y phục rách nát, thân ḿnh đầm đ́a những máu, tứ chi bầm tím khắp nơi. Ông c̣n phải mang gông xiềng nặng hơn, bị cùm xiết chặt hơn, khiến càng thêm đau đớn khủng khiếp, nhưng vị chứng nhân Chúa Kitô luôn tỏ ra hân hoan vui mừng, không một lời oán than:

“Vai mang bốn diệp tai thêm ấm,
Xống xếnh ba vành cổ lại thanh”.


Cuộc Giả Từ Rơi Lệ

Người con gái ông Lư, cô Mỹ tuy mới 12 tuổi, cũng lén mẹ ra tỉnh t́m cách qua ba lần cửa có lính gác, vào thưa với cha: “Xin cha can đảm chịu chết v́ Chúa”. Cậu Tường mới 9 tuổi, con trai ông Lư Mỹ, không đi xa được, cậu cũng cố nài nỉ dân làng đi thăm chuyển lời đến ông: “Cha đừng lo cho chúng con, cha hăy an tâm vững ḷng xưng đạo và chịu chết v́ đạo”. Bà Lư bồng con mới sinh được mấy tháng ra thăm chồng, trao con cho chồng ẵm một lúc, bà thấy những cực h́nh chồng phải chịu, bà không cầm được nước mắt, bà nói trong nghẹn ngào:

“Vợ con ai mà chẳng thương chẳng tiếc, nhưng ông hăy hy sinh vác thánh giá rất nặng v́ Chúa, hăy trung thành với Chúa cho đến cùng, đừng lo nghĩ về mẹ con tôi. Thiên Chúa sẽ quan pḥng tất cả. Đến thăm ông lần này có lẽ là lần sau hết, cầu xin Chúa cho ông vâng theo Thánh ư Chúa”.

Ông Lư Mỹ ḷng đau như cắt. Ông biết rằng sự ra đi của ông sẽ là nỗi thương đau vô cùng cho vợ con, nhưng vững tin vào t́nh yêu và sự quan pḥng của Thiên Chúa, ông b́nh tĩnh an ủi vợ:

“Lời bà khuyên nhủ đốt thêm lửa kính mến Chúa trong ḷng tôi, bà đem con về săn sóc chúng thay tôi, sớm tối cầu nguyện nhiều cho tôi vững ḷng xưng đạo Chúa trước mặt thiên hạ, hẹn ngày sau gặp bà và các con chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi quê thật là nước thiên đàng”.

Nhờ lời khích lệ của vợ con, ông Lư như được tăng sức mạnh, nên càng vững ḷng tin hơn, sẵn sàng hy sinh tính mạng v́ đạo Chúa. Có lần một vài phu tuần làng Kẻ Vĩnh v́ mộ mến ông, khuyên ông quá khóa để trở về coi sóc dân làng như trước, ông liền mắng họ: “Ai bảo các anh đến thăm tôi và nói những lời sai trái như vậy, bây giờ tôi về th́ các anh sẽ khóc, nhưng khi đưa thi hài tôi về làng, th́ các anh sẽ ăn mừng”.

Say V́ Đạo Hả V́ T́nh

Suốt một tháng trời, quan vừa hành hạ vừa khuyến dụ ông Lư Mỹ bước qua thánh giá không thành công, dù phải những trận đ̣n tan xương nát thịt, dù gông cùm, xiềng xích nặng nề đau buốt thịt xương, vị chứng nhân Chúa Kitô vẫn một ḷng kiên trung với đức tin. Quan làm án tâu về kinh:

“Nguyễn huy Mỹ, 34 tuổi, làm Lư trưởng làng Kẻ Vĩnh, can tội theo đạo Giatô triều đ́nh nghiêm cấm, cùng với Nguyễn Đích là nhạc phụ, chứa chấp đạo trưởng Mai Năm trong nhà. Đă khuyên dụ nhiều lần chối đạo nhưng chúng không chịu quá khóa, nên luận phải xử trảm ba người đó để làm gương cho dân chúng”.

Ngày 12.8.1838, được tin vua Minh Mạng đă châu phê y như án nghị, cả ba tông đồ Chúa vui mừng hớn hở chuẩn bị tâm hồn lănh nhận bí tích giải tội và rước Ḿnh Thánh Chúa các sốt sắng. Các ông hân hoan bước đến nơi xử vừa đi vừa hát kinh tạ ơn Chúa. Dọc đường ông Cả Tú là anh thúc bá với ông Lư Mỹ động viên: “Anh Lư hăy vững tâm nhé”. Ông Lư Mỹ đáp: “Anh Cả yên chí, đừng lo, tôi không sợ đâu”. Đến pháp trường Bẩy Mẫu, ba vị chứng nhân quỳ cầu nguyện một lúc. Ông Lư Mỹ xin xử cha Giacôbê Mai Năm và ông Antôn Nguyễn Đích trước, quan chấp thuận. Ông Lư bị chém sau cùng. Thi hài của ba vị tử đạo được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. Dân chúng vui mừng đốt đèn đuốc đón rước cách trọng thể, đúng như lời tiên báo của ông Lư Mỹ.

Ông Micae Lư Mỹ lănh phúc tử đạo, chiến thắng tất cả những thử thách cực h́nh nhờ t́nh yêu tuyệt đối vào Chúa Giêsu Kitô và với tinh thần đạo đức say mê giáo lư tin mừng của Ngài. T́nh yêu và tinh thần được vun trồng ngày từ thời niên thiếu, phát triển theo thời gian đến tuổi trưởng thành, và cho đến giờ phút quyết liệt nhất của cuộc đời, bằng một t́nh yêu tột đỉnh, ông Lư Mỹ xứng đáng lănh nhận phần thưởng trọng hậu Thiên Chúa trao ban: Khải hoàn thiên quốc với cành lá tử đạo. Ông Micae Lư Mỹ thực là người con chí hiếu của người cha dưới thế cũng như Cha trên trời.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Micae Nguyễn huy Mỹ lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900.